Johkasou là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, Các hệ thống xử lý nước thải Johkasou có thể được lắp đặt tại các khu vực nơi cơ sở hạ tầng xử lý nước thải chưa được xây dựng, các biệt thự, các hộ gia đình, các khu chung cư hoặc cho các khách sạn, nhà hàng…
Hệ thống sử dụng công nghệ đệm vi sinh lưu động kết hợp lọc và tuần hoàn được tích hợp trong thiết bị hợp khối Johkasou. Đây là tổ hợp các khoang xử lý khép kín cho nhiểu quá trình (xử lý kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí)
Joukasou có thể xử lý đạt chất lượng như các hệ thống xử lý tách biệt từng khâu, đảm bảo các TCVN, QCVN theo quy định hiện hành.
2. Mô tả nguyên lý hoạt động
Khoang tách cặn số 1&2
Khoang này có tác dụng tách Chất rắn và tạp chất lớn trong nước thải và lưu giữ cặn, tạp chất và bùn lắng.
Khoang điều hòa
Khoang này có tác dụng Điều chỉnh lưu lượng dòng đầu vào bằng hộp chia lưu lượng và bơm
Khoang tách rắn lỏng
Khoang này có tác dụng tách Chất rắn và tạp chất trong nước thải, lưu giữ cặn, tạp chất và bùn lắng. Đồng thời, lưu trữ bùn dư trong nước tuần hoàn và nước rửa ngược.
Khoang lọc kỵ khí
Khoang này được bổ sung vật liệu lọc dạng khung hình chỏm cầu để phân tách và lưu trữ chất rắn mà không loại bỏ được trong bể phân tách rắn lỏng, tại đây diễn ra quá trình phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ và quá trình khử nito thông qua hoạt động của các vi sinh vật yếm khí tồn tại trên vật liệu lọc.
Khoang lọc số 1
Khoang được bổ sung chất mang hình trụ có lỗ lọc chất rắn. Trong quá trình rửa ngược, khoang được khuấy, bùn rửa ngược được vận chuyển tới Khoang phân tách rắn lỏng thông qua bơm khí nâng..
Khoang chứa đệm vi sinh lưu động
Sục khí luôn luôn được tiến hành để chất mang có thể luân chuyển đều trong khoang. Các vi sinh vật bám vào chất mang giúp phân hủy các hợp chất hữu cơ và nitrat hóa một cách hiệu quả.
Nước sau khoang lọc số 1 được chuyển vào khoang chứa đệm vi sinh lưu động để xử lý hiếu khí.
Đệm vi sinh làm bằng chất liệu PU dạng bọt biển. Vật liệu đệm vi sinh hình hộp, kích thước 20x20mm, diện tích bể mặt khoảng 300m2/m3. Trong khoang có cung cấp khí từ máy thổi khí. Các vi sinh vật tiếp nhận Oxy từ quá trình thổi khí sẽ Oxy hóa hợp chấp hữu cơ nhanh và hiệu quả hơn.
Lưu lượng khí cần thiết để làm các vật liệu vi sinh chuyển động trong ngăn này là từ 6,3m3/m3.h để xử lý BOD, khử Nitơ cung cấp Oxy cho các VSV.
Hơn 90% BOD sẽ được loại bỏ:
BOD + O2 → CO2 + H2O
Sau quá trình Ôxy hóa (bằng sục không khí) tại ngăn Oxic (hiếu khí) với đệm vi sinh lưu động, bùn hoạt tính (tức là lượng vi sinh phát triển và hoạt động tham gia quá trình xử lý) được bám giữ trên các giá thể bám dính di động trong ngăn Oxic. Các giá thể này cho phép tăng mật độ vi sinh lên đến 8000-9000g/m3. Với mật độ này các quá trình Ôxy hóa để khử BOD, COD và NH4 diễn ra nhanh hơn nhiều. (Ở phương pháp bùn hoạt tính Aeroten thông thường nồng độ vi sinh chỉ đạt 1000 – 1500g/m3. Ở các thiết bị với đệm vi sinh bám cố định, chỉ đạt 2500 – 3000g/m3). Như vậy mô đun AAO của Nhật Bản sẽ có không gian Ôxy hóa gọn và khả năng xử lý nước thải với dải thông số BOD, NH4 khá rộng (BOD ≤ 400-500g/m3; NH4 ≤ 50-40g/m3).
Lượng Nitơ sẽ được sử dụng cho các VSV. Khi lượng BOD đầu vào khoảng 300mg/l, sẽ có khoảng 10mg/l Nitơ sẽ bị hấp thụ trong bùn. Khi lượng Nitơ vào là 40mg/l, Nitơ trong nước thải sẽ khoảng 30mg/l. Khi BOD đầu vào là 200mg/l, khoảng gần 6,5mg/l của Nitơ vào sẽ hấp thụ trong bùn. Khoảng 35mg/l Nitơ trong nước thải sẽ giảm xuống khoảng 30mg/l. Hơn nữa một phần Nitơ có thể khử trong bể này sau đó nước thải tuần hoàn bao gồm Nitrate Nitơ có thể bị khử trong khoang tách rác
BOD + T-N + O2 → Vi khuẩn(Hữu cơ-N) + CO2 + H2O
NH4-N → NO3-N (Khử Nitơ trong ngăn chứa vật liệu VS)
NO3-N + BOD → N2↑+ CO2 + H2O (Khử Nitơ trong ngăn xử lý sơ cấp)
Khoang lọc số 2
Bùn họat tính lơ lửng (nghĩa là không bám dính trên đệm vi sinh) sẽ được chuyển sang khoang chứa vật liệu lọc. Khoang lọc số 2 được bổ sung chất mang hình trụ có lỗ lọc chất rắn. Trong quá trình rửa ngược, khoang được khuấy, bùn rửa ngược được vận chuyển tới khoang phân tách rắn lỏng thông qua bơm khí nâng
Khoang chứa nước đã xử lý
Là khoang chứa nước tạm thời sau khi đã qua khoang lọc và được phân tách bùn – nước. Bơm tuần hoàn bùn dạng khí nâng được thiết kế nhằm mục đích luôn tuần hoàn bùn trở lại ngăn tách pha rắn lỏng để tái sinh bùn cho quá trình xử lý sinh học.
Khoang khử trùng
Trong khoang khử trùng, nước sẽ được khử trùng bằng hóa chất clo được định lượng vừa đủ để xử lý.
Khoang chứa bơm đầu ra
Bơm đầu ra được được tính toán và thiết kế phù hợp. Bơm được điều khiển bằng hệ thống phao đo mực nước. Bơm hoạt động hoàn toàn tự động, giúp quá trình vận hành đảm bảo, tránh các sai sót từ con người.
3.Ưu điểm công nghệ johkashou
- Tiết kiệm tối đa độ dài của hệ thống: So với các công nghệ vi sinh theo phương thức phân ly lắng đọng, hợp khối FPR cho phép tiết kiệm 57-70% chiều dài của hệ thống.
- Hiệu suất xử lý cao nhờ công nghệ xử lý kỵ khí kết hợp đệm vi sinh lưu động. Sử dụng đệm vi sinh được thiết kế đặc biệt giúp mật độ vi sinh dính bám với số lượng lớn, tuổi thọ cao. Vật liệu không hao mòn, tuổi thọ cao.
- Tiết kiệm chi phí vận hành: thời gian kiểm tra và vệ sinh định kỳ được thực hiện 2 tuần/ 1 lần.
- Được đánh giá tính năng, độ tin cậy cao: Toàn bộ thiết bị được các tổ chức Nhật Bản đánh giá tính năng dựa theo các tiêu chuẩn Nhật Bản hiện hành nên đảm bảo độ tin cậy cao.