Để lựa chọn phương pháp xử lý nước thải y tế đảm bảo làm sạch nước thải đến mức độ thoả mãn các yêu cầu vệ sinh trước khi xả nước thải ra nguồn nước, điều kiện mặt bằng và kinh tế của các bệnh viện. Lựa chọn công nghệ xử lý A-A-O theo modul hiện nay rất phù hợp. Bàn viết giúp bạn tham khảo công nghệ xử lý nước thải bệnh viện bởi công nghệ A-A-O
1. Nguồn gốc nước thải
Nguồn nước thải y tế chủ yếu là nước thải sinh hoạt, nước phục vụ vệ sinh khoa phòng, thải từ các nguồn sau:
- Bệnh phẩm: khám bệnh, vệ sinh vết thương, vệ sinh thiết bị…
- Nước thải sinh hoạt: từ các phòng vệ sinh, nhà giặt, phòng xét nghiệm, phòng mổ ….
- Nước thải từ bể tự hoại.
2. Thành phần nước thải
Giá trị các thông số ô nhiễm của nước thải y tế đầu vào được thể hiện trong bảng sau:
TT | Thông số | Đơn vị | Đầu vào |
1 | pH | – | 7,0~8,5 |
2 | BOD | mg/l | 100~200 |
3 | COD | mg/l | 150~250 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 0~200 |
5 | Amoni (NH4-N) | mg/l | 15~50 |
6 | Nitrat (NO3-N) | mg/l | 0~10 |
7 | Phosphat (P) | mg/l | 2~8 |
8 | Sulfua (Tính theo H2S) | mg/l | 6 ~ 8 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 0~50 |
10 | Tổng Coliforms | MPN/100ml | 0~2×109 |
3. Tiêu chuẩn nước thải y tế
Theo qui định nhà nước thì nước thải xả vào môi trường phải được xử lý đạt các chỉ tiêu cột A nêu trong Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế.
TT | Thông số | Đơn vị | Đầu ra | Đầu ra QCVN 28:2010/BTNMT (Cột A) |
1 | pH | – | 6,5 ~ 8,5 | 6,5 ~ 8,5 |
2 | BOD | mg/l | 20 | 30 |
3 | COD | mg/l | 50 | 50 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 50 |
5 | Amoni (NH4-N) | mg/l | 5 | 5 |
6 | Nitrat (NO3-N) | mg/l | 30 | 30 |
7 | Phosphat (P) | mg/l | 6 | 6 |
8 | Sulfua (Tính theo H2S) | mg/l | 1 | 1 |
9 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 | 10 |
10 | Tổng Coliforms | MPN/100ml | 3000 | 3000 |
Đối với cơ sở Y tế, nước thải sau xử lý hiện nay và trong tương lai vẫn dự kiến là xả vào nguồn nước và hệ thống thoát nước bên ngoài. Vì vậy, nước thải cần được xử lý triệt để hơn về chỉ tiêu BOD. Kiến nghị nước thải cơ sở y tế xử lý theo cột A của Quy chuẩn Việt Nam QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế. Trong trường hợp này chỉ tiêu BOD5 trong nước thải sau xử lý xuống mức dưới 30 mg/L.
4. Công nghệ xử lý AAO (Anaerobic, Anoxic, Oxic)
Nước thải y tế là nước thải sinh hoạt có lẫn một phần nhỏ các chất gây kìm hãm quá trình vi sinh như kim loại nặng, Halogen hữu cơ từ rửa tráng phim (nếu có), và hóa chất tiệt trùng (chủ yếu là Clo tự do hoặc Clo hóa trị dương…) sẽ được xử lý triệt để nếu sử dụng các quá trình liên hoàn AAO (Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí)
Trong đó:
Sản phẩm của quá trình này sẽ là:
- Hydrocacbon à CO2 + H2O (giảm BOD, COD)
- NH4 > NO3 , khử N
- H2S > SO4-2
- T-P > PO4– , khử P
Yếm khí (Anaerobic): để khử Hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa Photpho, khử Clo hoạt động…
Thiếu khí (Anoxic): Để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD,COD.
Hiếu khí (Oxic): Để chuyển hóa NH4 → NO3, khử BOD,COD, Sunphua…
Khử trùng: Bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung Hypocloride Canxi (Ca(OCl)2) để khử vi trùng gây bệnh.
Các quá trình chính AAO được thực hiện từ các bể phốt và trong quá trình thu gom nước thải về trạm (quá trình yếm khí – Anaerobic). Quá trình yếm khí kéo theo việc giảm đáng kể Hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50 – 55% so với nước thải đầu nguồn phát thải, Phốtpho tổng giảm 60-70%, Sunphua (H2S) giảm không đáng kể là khoảng 30%, Nitơ tổng gần như ít giảm và chuyển hóa thành Amoni (NH4).
Và tại Mô đun thiết bị hợp khối AO (một phần quá trình kỵ khí và toàn bộ quá trình hiếu khí – Oxic). Mô đun AO thực hiện quá trình Oxy hóa bằng vi sinh các hợp chất Hydrocacbon, Sunfua và phốt pho (làm giảm BOD, COD, chuyển hóa H2S, P-T), và thực hiện quá trình Nitrat hóa Amoni (NH4).và tạo cơ chế hồi lưu NO3 lỏng (hòa tan trong nước thải) và một phần bùn hoạt tính về ngăn Anoxic (thiếu khí) để khử Nitơ.
Quá trình Oxic (hiếu khí) được thực hiện ở chế độ tối ưu (mật độ vi sinh cao và đa dạng, được bám dính và tham gia xử lý sinh học với chế độ mô phỏng sự lơ lửng của vi sinh thông qua các đệm bám dính (giá thể bám dính) lơ lửng. Điều này cho phép tạo tiếp xúc với bề mặt lớn giữa vi sinh – nước thải, thúc đẩy hiệu quả của quá trình xử lý.
Không khí là nguồn cung cấp Ôxy cho các quá trình sinh học được cấp vào với cột áp không cao (Hs ≤ 2m cột nước, so với các phương pháp khác Hs= 4-5m) và do vậy sẽ đòi hỏi ít năng lượng. Không khí được phân bố qua hệ thống hoặc ống khuếch tán mịn, tạo điều kiện hòa tan Oxy vào nước với hiệu suất cao. Lượng Nitơ (Nitơ Amoni) cao sẽ làm mất cân đối thành phần dinh dưỡng ( BOD/N/P ) và gây ngộ độc hoặc kìm hãm đối với vi sinh. Do vậy quá trình Ôxy hóa NH4 → NO3 và khử Nitơ NO3 → N2 là nguyên nhân tất yếu để chọn công nghệ AAO nói trên. Phương pháp xử lý AAO – Tổ hợp liên hoàn các quá trình yếm khí – thiếu khí – hiếu khí, cho phép giảm thiểu, để đạt các TCVN, QCVN các chất thải ô nhiễm trong nước thải một cách kinh tế nhất.4. Công nghệ xử lý AAO (Anaerobic, Anoxic, Oxic) Công nghệ xử lý AAO (Anaerobic, Anoxic, Oxic)
5. Lắp đặt bồn theo Công nghệ xử lý AAO (Anaerobic, Anoxic, Oxic)
Chúng tôi là đơn vị chuyên thiết kế, thi công các modul xử lý nước thải bệnh viện theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Rất nhận được sự quan tâm của quý khách hàng.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ VIỆT PHÁT
Hotline: 0966. 596. 065
Email: vietphat792020@gmail.com
Địa chỉ: Số 159 đường B, Khu Tái Định Cư Long Sơn, KP Thái Bình 2, P. Long Bình, TP Thủ Đức – HCM.